Bổ Sung DHA Cho Trẻ Em Có Cần Thiết Hay Không?
Bổ Sung DHA Cho Bé Ngay Từ Khi Mẹ Đang Mang Bầu Giúp Trẻ Phát Triển Tốt Hơn
Nội dung:
DHA rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não của thai nhi. Các nhà khoa học đã chứng minh DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não (chiếm đến 97%) và võng mạc (93%) (Xem bài DHA là gì, có tác dụng gì, khi nào cần bổ sung DHA?). Vì thế nó có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của các cơ quan ở thai nhi và trẻ em. Lợi ích của DHA cho phát triển trẻ sơ sinh bao gồm:
- Phát triển trí não: Môt nghiên cứu của Đại học Oslo, Na Uy, thấy rằng trẻ bốn tuổi có điểm kiểm tra IQ (chỉ số thông minh) cao hơn các em bé khác nếu các bà mẹ của chúng được bổ sung DHA khi đang mang thai và trong quá trình cho con bú. Kết quả của các nghiên cứu khác cũng cho thấy tác động tích cực của việc bổ sung DHA cho mẹ đến kết quả nhận thức, sự phát triển cơ vận động ở trẻ 30 tháng tuổi và khả năng tập trung vào lúc 5 tuổi. Nghiên cứu trên 689 phụ nữ có bầu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Trường Đại học Tây Úc (University of Western Australia) cho thấy khả năng vân động, kết hợp giữa tay và mắt của trẻ tốt hơn nếu mẹ bổ sung DHA hàng ngày trong nửa sau của thai kỳ (từ tháng thứ 4 trở đi).
- Phát triển thị giác: Nghiên cứu trên 167 phụ nữ mang thai được tiến hành tại trường Đại học Khoa Nhi của British Columbia cho thấy có mối tương quan giữa thị lực ở trẻ hai tháng tuổi và lượng DHA bổ sung của mẹ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
- Cân nặng khi sinh cao hơn: Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maastricht ở Hà Lan đã nghiên cứu 782 cặp mẹ-con và tìm thấy có mối liên quan tích cực có ý nghĩa giữa việc cung cấp DHA của người mẹ (đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ) với cân nặng và vòng đầu của bé lúc sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng việc cung cấp DHA trong quá trình mang thai có thể mang lại một số lợi ích trong việc làm giảm khả năng sinh non lặp lại ở những phụ nữ trước đây đã sinh non.
Việc cung cấp DHA ở bà mẹ mang thai cũng ảnh hưởng tới khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ nhỏ. Các bà mẹ mang thai và cho con bú, nên tích cực bổ sung DHA với hàm lượng tối thiểu 200 mg một ngày.
4 Giai Đoạn Quan Trọng Phát Triển Của Não Bộ Thai Nhi
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, có 4 thời điểm quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi:
- Tuần thai thứ 3-4: trong giai đoạn này cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống bắt đầu diễn ra.
- Tháng thứ 2-4: Hai tế bào thần kinh chính của não bộ là nơ-ron thần kinh (neurons:tế bào thần kinh) và glia (tế bào mô đệm thần kinh) sẽ được hình thành. Sau đó, các tế bào này sẽ được phân nhánh và tạo nên sự kết nối với nhau làm nên các rãnh đầu tiên trên vùng não. Chính vì thế, những bước sóng âm, các xung truyền cảm xúc từ người mẹ hoặc từ môi trường bên ngoài thai nhi đều cảm nhận được.
- Tháng thứ 5: Khi vào khoảng tháng 5, sẽ có hàng triệu tế bào thần kinh thực hiện chuyển dịch. Chúng sẽ di chuyển đến những vị trí ổn định của mình và bắt đầu phát triển tăng tốc. Tính đến đây, vòng đầu của bé sẽ tăng lên gấp 25 lần và thể tích não cũng sẽ tăng lên gấp 60 lần so với thời điểm 3,5 tháng. Từ thời điểm này cho đến khi chấm dứt thai kỳ, não bé sẽ tăng gấp 6 lần cả về thể tích lẫn kích thước. Tháng 4-5 cũng chính là lúc các giác quan của bé đã bắt đầu những bước phát triển bùng nổ. Hầu hết các tế bào thần kinh đã được biệt hóa thành 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.
Do sự phát triển vượt bậc như vậy nên nhu cầu dinh dưỡng để não bộ phát triển chiếm đến 70% tổng nhu cầu cơ thể cần.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Những tế bào chết đi sẽ hình thành nên một lá chắn bảo vệ các tế bào thần kinh giúp thông tin được ghi nhớ, truyền đi và xử lý nhanh hơn. Vào tuần thứ 28, trên mặt vỏ não sẽ xuất hiện vài nếp gấp. Từ đây, các nếp và rãnh sâu sẽ hình thành vào cuối thai kỳ. Tốc độ phát triển não bộ trong giai đoạn này vô cùng nhanh. Khi chào đời bé có thể đạt 100 tỷ tế bào thần kinh. Đến khi 2 tuổi đã có thể đạt trọng lượng khoảng khoảng 80% so với trọng lượng não người lớn và đến năm 6 tuổi có thể đạt gần 100%.
Khi Nào Nên Bổ Sung Dha Cho Bé
- Não trẻ được hình thành và phát triển ngay từ tuần 13 của thai kỳ, trong đó DHA là thành phần chính. Do đó, ngay từ giai đoạn này đã cần bổ sung DHA cho trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện, người mẹ cần được bổ sung lượng DHA cần thiết.
- Sau khi sinh, việc cung cấp DHA vẫn quan trọng. Theo Tiến sĩ Willatts: “DHA ảnh hưởng đến sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, quan trọng cho chức năng của não và mắt". Theo ông, việc bổ sung đúng hàm lượng DHA cho bé có thể giúp cải thiện khả năng nhận thức và thị lực.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi: Mức độ thấp của DHA ở trẻ em có liên quan đến tăng nguy cơ ADHD, các vấn đề tầm nhìn, và trầm cảm.
- Ngoài việc phát triển trí não, dầu các DHA còn giúp phát triển hệ thần kinh, tim mạch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ.
- Tại sao DHA lại quan trọng với phụ nữ có thai?
Bổ Sung Dha Cho Trẻ Bằng Cách Nào?
- Cơ thể trẻ không tổng hợp được DHA nên cần bổ sung DHA qua các nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài.
- Khi trong bụng mẹ đến khi trẻ 6 tháng tuổi, nguồn DHA duy nhất cung cấp cho trẻ từ người mẹ. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung DHA ngay từ khi mang bầu đến khi cai sữa để giúp bé phát triển trí não tốt nhất.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, các mẹ có thể bổ sung DHA cho bé thông qua các loại thực phẩm giàu DHA như: sữa chua, ngũ cốc, dầu ăn có chứa DHA, các loại bánh và sữa giàu DHA, các sản phẩm bổ sung DHA.
- Bổ sung DHA cho bé loại nào tốt cũng là 1 vấn đề khiến các mẹ băn khoăn. Các mẹ có thể sử dụng một trong các loại Bổ Sung DHA Cho Bé như: DHA Bioisland của úc, DHA Drops của Anh,...
- Đối với trẻ lớn hơn, có thể bổ sung DHA bằng các thực phẩm: Mỡ của cá hồi, cá trích, cá thu cũng chứa nhiều DHA; Gan động vật,Dầu cá; Một số loại quả, hạt như: hạt óc chó, hạt Chia Seeds; thịt gà và lòng đỏ trứng gà.