Kẽm Rất Quan Trọng Đối Với Cơ Thể Con Người
Dấu Hiệu Trẻ Bị Thiếu Kẽm, Trẻ Bị Rụng Tóc, Biếng Ăn, Lười Ăn, Chậm Lớn, Cách Bổ Sung Kẽm Hiệu Quả Cho Trẻ, Thực Phẩm Giàu Kẽm
Kẽm là yếu tố rất quan trọng để duy trì sự sống của con người.
- Kẽm có vai trò điều hòa chuyển hóa lipid và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Kẽm cùng với sắt và các yếu tố khác tham gia vào chức năng tạo máu.
- Đặc biệt, kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh và hiện tượng đẻ non. Kẽm cùng với canxi và các yếu tố khác giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, giúp tăng chiều cao một cách nhịp nhàng và cân xứng hệ thống xương.
- Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ,dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.
Dấu hiệu, làm sao biết cơ thể bị thiếu kẽm
- Ở trẻ nhỏ, biểu hiện thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.
- Thiếu kẽm cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, bị viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, đặc biệt là tình trạng vết thương chậm liền sẹo.
- Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não vì canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
- Hầu hết trường hợp thiếu kẽm ở trẻ em xảy ra khi lượng kẽm tiêu thụ chưa đủ hay hấp thụ kém, tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể (tiêu chảy cấp, nôn ói nhiều), hay khi nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng (phụ nữ mang thai).
- Dấu hiệu sinh hóa đi kèm với thiếu kẽm gồm giảm mức kẽm trong huyết thanh (dưới 70mcg/dl hay dưới 10.7micromol/L).
- Ngoài ra, khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, bữa ăn sẽ không còn “hấp dẫn” với trẻ vì đây chính là khoáng chất giúp tăng cường vị giác.
Làm cách nào để Bổ sung kẽm đúng và hiệu quả?
- Bổ sung qua chế độ ăn uống: Các mẹ có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm giàu kẽm như: sò huyết, các loại thịt màu đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại quả có nhân, ngũ cốc nguyên vẹn, hạt bí, hạt hướng dương… đặc biệt kẽm được hấp thu nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng giàu đạm động vật hơn là đạm thực vật.
- Trong điều kiện chuẩn, lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ được thông qua thức ăn là khoảng 30%, còn phần lớn sẽ bị thải ra ngoài thông dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị thiếu kẽm do chế độ ăn không đảm bảo được lượng kẽm cần thiết để bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra các mẹ có thể dùng Viên uống Zinc của Bio island để bổ sung kẽm cho con.