Phân Biệt Omega 3, Omega 6 , Omega 9 Và Cách Dùng Hiệu Quả

Omega-3, Omega-6, Omega-9 là gì có tác dụng gì cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Nên sử dụng loại nào cho đối tượng nào
CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

Mặc dù đã được sử dụng nhiều năm tại Việt Nam, nhưng hầu hết người sử dụng vẫn còn chưa hiểu đúng về các loại Omega-3, Omega-6, Omega-9? Cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Nên sử dụng loại nào cho đối tượng nào? Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về các khái niệm và lựa chọn đúng đắn hơn cho sức khỏe của mình.

Chất béo no và chưa no

  • Chất béo là thành phần quan trọng của cơ thể, chiếm tới 60% tế bão não và tất cả màng tế bào. Chất béo có hai dạng chính là chất béo no bão hòa và chất béo chưa no, sự phân biệt này dựa vào đặc điểm cấu tạo ở cấp độ phân tử của chất béo.
  • Chất béo có nối đôi trong cấu trúc phân tử gọi là chất béo chưa no, chất béo không có nối đôi trong cấu trúc phân tử gọi là chất béo no. Acid béo no có ở động vật sống trên mặt đất, acid béo chưa no có trong thực vật và thịt (Omega-6, dầu cá giàu Omega-3).
  • Có 2 nhóm acid béo chưa no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.

Phân biệt Omega-3 và Omega-6

  • Omega-3 và Omega-6 đều là acid béo không no, tuy nhiên chúng khác nhau ở vị trí nối đôi đầu tiên. Đối với Omega-3 thì vị trí nối đôi trong công thức phân tử ở vị trí Carbon thứ 3, Omega-6 thì có nối đôi ở Carbon thứ 6.
  • Trong thực tế, Omega-3 nhìn chung được coi là chất béo không no tốt, Omega-6 được coi là chất béo không no xấu, bởi vì tác dụng của chúng đối với cơ thể khác nhau.

Phân biệt Omega 3, Omega 6 , Omega 9 và cách dùng hiệu quả

  • Màng tế bào có cấu tạo từ các chất béo, tuy nhiên màng tế bào phải chứa đủ lượng acid béo Omega-3 để đảm bảo tính đàn hồi và mềm dẻo giúp đáp ứng tốt với các kích thích. Màng tế bào cứng sẽ không phản ứng tối ưu với các kích thích,
  • Ví dụ với các hormone như Insulin, nếu màng tế bào cứng thì dẫn tới giảm độ nhạy của tế bào với insulin, gây tăng đường huyết, phát triển hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường. Nếu các acid béo no trong màng được hay thế bằng các acid béo Omega-3, độ nhạy của màng tế bào với insulin sẽ tăng lên và nguy cơ đái tháo đường sẽ giảm xuống.
  • Tương tự như vậy, các acid béo Omega-3 có thể làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với các hormone và kích thích khác.

Phân biệt Omega 3, Omega 6 , Omega 9 và cách dùng hiệu quả

Tỉ lệ Omega-3 và Omega-6 bao nhiêu là tốt nhất?

  • Việc bổ sung Omega-3 và Omega-6 là cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung dư thừa Omega 6 sẽ không tốt, nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong lòng mạch.
  • Nếu như tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 không cân đối với lượng Omega 6 quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình cơ thể sử dụng, hai chất Omega 6 và Omega 3 đều sử dụng chung một số enzymes, vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magie và kẽm.
  • Nếu Omega 6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzymes và vitamins cần thiết khiến Omega 3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim mạch, và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng chẳng hạn như viêm khớp và hen suyễn.
  • Tỷ lệ lý tưởng tốt nhất của Omega 6/Omega 3 là tỷ lệ 1:1

Tìm hiểu về omega 3 omega 6 omega 9

Omega-9 là gì và có vai trò ra sao?

  • Cũng như Omega-3 và Omega-6, Omega 9 cũng là các acid béo không no và không bão hoà đơn, gồm Acid oleic, Acid mead, Acid erucic, Acid nervonic.
  • Không giống như Omega 3 và Omega 6, cơ thể có thể tự sản xuất được Omega 9. Có nghĩa, bạn cũng không quá cần thiết phải bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm chức năng mà chỉ cần thêm thắt qua nguồn thực phẩm là đủ.
  • Omega 9 có nhiều trong 1 số thực phẩm như dầu olive, dầu maca, mỡ gia cầm, mỡ lợn, trong cá hồi, 1 số loại hạt và cũng có một số lợi ích nhất định cho sức khoẻ.
  • Omega 9 giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu).
  • Omega 9 cũng giúp kiểm soát đường huyết, giúp tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer...

Nên dùng Omega 3 hay Omega 3-6-9

  • Dựa vào những phân tích khoa học kể trên, thì Omega 3 là cần thiết nhất và cũng cần phải bổ sung nhất. Và tất cả mọi người, từ thai nhi trong bụng mẹ, trẻ em đang phát triển tới người già đều cần được bổ sung thêm ngoài thực phẩm.
  • Omega 3 được khuyên dùng hàng ngày và lâu dài cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, cho người dùng với nhu cầu làm đẹp da hoặc người cao tuổi và không mắc các bệnh mãn tính về tim mạch.
  • Nếu là người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao),… và chế độ ăn không đủ các thực phẩm giàu Omega 6, 9 kể trên thì có thể bổ sung xen kẽ 3 tháng uống Omega 3-6-9 rồi 3 tháng lại dùng Omega 3. Nếu bạn tự tin mình đã cung cấp đủ Omega 6,9 từ thực phẩm thì chỉ cần bổ sung thêm Omega 3 là đủ.
  • Khi lựa chọn sản phẩm chứa Omega 3 để bổ sung, nên chọn loại chứa DHA và EPA nguyên chất từ dầu cá với hàm lượng cho mỗi viên là 150mg DHA – 45mg EPA (tức gần 4/1) để thu được hiệu quả cao nhất.
Điểm đánh giá trung bình là